Friday, February 6, 2009

Tản mạn về CÂU ĐỐI



Phiếm Luận

Tản mạn về CÂU ĐỐI


* Cua Đinh *

Câu đối thuộc thể loại văn biền ngẫu, gồm hai vế đối nhau nhằm biểu thị một ý chí, quan điểm, tình cảm của tác giả trước một hiện tượng, một sự việc nào đó trong đời sống xã hội. Nên lưu ý là từ đối ở đây có nghĩa là ngang nhau, hợp nhau thành một đôi.
Câu đối cũng là môt loại trong văn chương như: thi, phú, hò, vè... đặt biệt là không ấn định gồm bao nhiêu chữ, không ràng buộc vào niêm luật ,thường dài nhất cũng chỉ là một câu thôi. Bởi vậy mới gọi là Câu đối mà lị, chứ không nghe nói là Bài đối bao giờ!
Nó không đòi hỏi nhất thiết câu văn phải trau chuốt, mượt mà; nhiều khi thoáng nghe chỉ là một câu nói bình thường nhưng không ngờ nhìn kỷ lại hoặc phân tích ra, mới thấy kiểu cách đặt biệt trong đó, nó chứa đựng cái lắc léo, cầu kỳ của những từ ngữ bên trong, do vô tình hay cố ý của người nói ra (đề xuất). Chính những nét đặc biệt ấy khiến cho ngưòi ta coi như một thách thức… “ngầm”, đã hấp dẫn lôi cuốn và nhiều lúc làm “nhức đầu” cho những tao nhân mặc khách tìm cách đối lại với câu xuất. Cái thú văn chương là ở chỗ đó!
Khi thấy vế xuất trong câu đối ra như vậy; mình tìm một câu nào khác, tương tự từ cấu trúc đến âm điệu, từ ngữ như câu đó; mà câu nầy có được ý nghĩa như trả lời lại, đối đáp lại với câu xuất thì là nhất hạng, là đúng cách, tuyệt diệu mãi được lưu truyền . Nếu không được vậy, nhất là gặp những câu oái oăm, cầu kỳ, hiểm hóc; thì chỉ cần tìm được một câu kiểu cách giống như thế thôi (không cần đối đáp lại) cũng là khó, là hay rồi!
Nói nôm na Câu Đối có thể coi là một bàn cờ thế hoặc ví như một bài toán, ai giải được thì cảm thấy thoả mản thích thú; ngược lại thì thấy tưng tức, mệt óc vì mãi tìm chưa có lời giải cho những câu hóc búa!
Càng về sau nầy, hễ nghe đến câu đối là người ta thường liên tưởng đến Tết, hoặc cũng cảm thấy cái hơi hướm Tết quanh quẩn đâu đây.
*****
Nhân nói đến Câu Đối, nó gợi tôi nhớ đến kỷ niệm xưa lúc trong tù “cải tạo” ở miền thượng du Bắc Việt. Cũng vì cái vụ đối nầy, mà tôi bị phiền không ít! Tôi còn nhớ như in…. Xin được kể lại cho có đầu có đuôi, cố đem lại một chút dư âm ngày cũ, để chư vị bạn đọc cùng tôi, nếm một chút hương vị mùi đời!
Tôi cùng bạn bè “tù cải tạo” đang ở trại Kiên Thành do bộ đội quản lý, chung quanh trại chỉ toàn là một màu xanh thẳm của núi rừng ngút ngàn… Mùa Đông trên miền thượng du bắc Việt, trời xám xịt, u ám, mưa phùn, đường mòn trơn trợt… Đặc biệt ở vùng cao, thâm sâu nầy có loài chim gì mà tiếng kêu có âm thanh nghe như: “Bắt cô trói cột”… bắt- cô- trói- cột… Một chút tiếp theo lại kêu “ Cứ lao động… tà… tà”. Đó là cùng một con hay khác không rõ! Thật đấy! âm thanh y chang như vậy. Ai đã là tù mà có ở vùng sâu, vùng xa đều biết cả!
Anh em đang co ro trong bộ quần áo tả tơi đi lao động, hay cuối buổi chiều về, mặt mày tái mét, da trên mấy ngón tay trắng bạch, nhăn dúm lại vì ướt lạnh, bụng đói cồn cào, đang mệt lả người, đang thấm thía câu: “Lửa cơ đốt ruột, dao hàn cắt da!”
Vẳng bên tai; khi xa, lúc gần, tiếng chim nầy lãnh lót trong cái tỉnh- mịch của núi rừng, nghe buồn não nuột làm sao! Như thể ai nhắc nhở mình cứ “lao -động –tà- tà” thôi, để giữ sức, mà còn thấy mặt vợ con, chớ ngày đi thì có, còn ngày về mịt mù… xa xăm lắm! Như lời bàn... “Mao tôn Cương” thì theo truyền thuyết do cư dân địa phương kể lại; trước đây có những người bị đày lên vùng nầy, họ gồm: những người có đầu óc chống đối, hoặc lầm lẫn mê theo tiếng gọi đi nông trường, làm thanh niên xung phong, đi xây dựng xã hội chủ nghĩa; lao động nặng mà thiếu ăn, đói rét đến nỗi bị kiệt sức chết đi trong u uất, và biến thành con chim nầy, để buông lời nhắc nhở, cảnh tỉnh cho thế nhân nhớ và xem đó mà làm gương.
Ngày 30 Tết, buổi sáng được lệnh tất cả các đội đi lấy củi cho bếp trại và cơ quan. Xong buổi chiều nghỉ, để mỗi đội tự tổ chức đón giao thừa, vui chơi với nhau. Mấy thuở mà đưọc nghỉ như vậy, anh em thấy “đã” quá! Nhưng thật khốn nạn, thằng Đội-trưởng gian ác của tôi, là H công Toại, khoá 17 Đà Lạt, một nghiệt súc đầu thai, hắn đã tìm cách lấy điểm với cán bộ, xin cho đội tình nguyện lao động thêm trong buổi chiều mưa phùn gió rét, bằng cách xuống suối vớt lượm sỏi đá, đem lên cẩn con đường đi ra cầu tiêu. Ai mà không tức? Nhưng nào ai dám cải; lên tiếng phản đối cho chết à? Chỉ tội cho mẹ và bà của hắn bị anh em lầm bầm lôi ra mà… “xả xui” lút cán !!!
Rồi tối cũng đến, ngoài sân củi chất lên hình chóp như nhà của mọi da đỏ và nổi lửa, anh em tù cùng trong đội bu quanh, như thể mình là hướng đạo sinh đang cấm trại đêm vậy! Nghĩ lại cũng có tí liên hệ đó, vì lẽ mình không đươc gọi nhau là tù, mà gọi là “cải tạo viên” , hay “trại viên” . VC “điếm ” bỏ mẹ, vừa mị dân vừa cho uống nước đường có bỏ thuốc độc trong ấy, thế mà dám bảo VC là ngố à ??!
Mấy tên cán bộ lảng vảng xa xa nghe ngóng. Còn anh em tụi tôi, ngưòi nào có vài miếng khoai mì đã chôm chĩa đuợc, dấu kỹ mấy ngày qua, đem ra lùi vào đống than đỏ rực. Kẻ nào không có thì đem ¼ cái bánh bao để dành lại của buổi cơm chiều, mang ra nướng lại mà nhâm nhi với nước suối đun sôi. Thỉnh thoảng chuyền tay nhau cái điếu cầy, kéo một hơi thuốc lào ngất ngây trong đêm lạnh, cũng nên thơ và ấm cúng ra phết! Xin nói rõ, kẽo chư vị chưa được…. “hân hạnh” ở tù VC, tưởng đâu đi tù mà còn được ăn bánh bao, như vậy cũng phong lưu chán, có gì đâu mà… than với rầu!
Hổng phải đâu ạ! thực ra đó là cục bột gần bằng cái chén nhỏ, vo tròn xong đập dẹp dẹp bỏ vô luộc thôi! Bọn nầy kêu bánh bao cho nó gọn, chứ vỏ bên ngoài là bột, bao bên trong nhưn…. cũng bột thôi .!Toàn làm bột hết trơn!
Để chứng tỏ an tâm “học tập cải tạo” ; ngoài việc chuyện trò bù khú vô thưởng vô phạt, thỉnh thoảng cũng phải cất tiếng hát những bài ca “cách mạng” : “Như có bác Hồ … ” , “giải phóng miền Nam”… Càng về khuya càng hết chuyện, có anh đưa ra câu đối và đố vui, coi ai đối lại đựơc!
Câu xuất là: Việt Nam Phùng Há! Đó là tên của một bà đào cải lương tài sắc vẹn toàn của Miền Nam. Nhưng đó cũng là một động từ ngộ nghỉnh là vừa Phùng mang, mà lại vừa Há miệng .
Tôi chưa biết trước câu đối nầy, nhưng cũng nhạy bén nghĩ ra đuợc trong chớp nhoáng, tôi cười:
- Hà hà. Đức Quốc Hít Le! ; vừa Hít vào , mà lại vừa Le lưỡi.
Ai ngờ có vậy , mà tên Đội Trưởng “thầy chạy” nầy báo cáo lên Cán Bộ quản giáo sáng hôm sau. Hắn ta khép vào mặt tư tưởng có vấn đề , xoi mói, xỏ xiên, vì dám sánh Việt Nam với Đức Quốc Xã !!Hết biết! Từ đó tên quản giáo “ghim” và “để ý” tôi khá kỷ…. !! Cũng may tôi không làm gì sai phạm, để chúng lấy cớ “cùm” tôi.
Đến cuối năm 1979, hầu hết các tù nhân được chuyển qua các trại do Công An quản lý! Chúng tôi gọi bọn đó là “ bò vàng”, đám bò vàng nầy là bọn chuyên nghiệp giam giử tù, nên mắt mũi chúng càng cú vọ, xâm xoi còn dữ nữa!
Cũng trong dịp Tết, ở K5 của trại Tân Lập (Vỉnh Phú) đội văn nghệ; có anh Thăng thuận tay trái mà rất đa tài, khéo tay vẽ trên vách tường bằng phấn màu những hình ảnh liên quan đến Tết và có cả hai câu đối đươc viết phăng- tây- zdi:
-
Thường thường câu đối là : Đằng nầy, có anh thấy như vậy là xưa củ rồi, ngại mang tiếng “đạo văn” nên chế ra câu đối khác :
-
Thì cũng là những món ăn trong ngày Tết, tụi tôi cũng chẳng quan tâm, khen chê câu đối ấy hay dở gì hết, biết rằng làm cho có lệ thôi mà !
Không ngờ Đội trưởng là ông cha Tuý (?) bị tên cán bộ bò vàng kêu chỉnh liền, và truy hỏi ai làm ra câu đó, ý gì? tại sao mà ngày Tết những món ăn như vậy lại không ngon (= chả ngon ). Hắn ta hiểu chữ chả nghĩa là không, như chả thèm, chả ham v.v… Tôi thật tình không hiểu tên nầy quá sâu sắc, luôn luôn cảnh giác sự châm chọc của nguời tù chánh trị hay là hắn ta chưa hề biết món Chả? Cũng có thể lắm, vì có nhiều tên hỏi lạp xưởng là con gì vậy rồi mà! Đấy, như vậy cũng là thuộc diện tư tưởng cần phải lưu ý, đả thông!
Nhân nói đến văn nghệ và tư tưởng, tôi nhớ đến vụ cha Trần thanh Cao, trong kỳ hội diễn các đội văn nghệ của liên phân trại , cha Cao đứng lên điều khiển, chế bài hát “Như có bác Hồ” ngắn có mấy câu thành bài hát bè “hết xẩy”! Tôi không thích nhạc, lại dốt đặc về nhạc lý; nhưng thấy ông đứng ra làm nhạc trưởng, tay vung lên xuống, múa may, uốn lượn; điều khiển bài hát bè nầy khoảng hai mươi phút, không chỉ mình tôi mà 100% khán giả đều mê mẩn nức nở ngợi khen: hết ý ! Mãi đến nay tôi chưa từng thấy Nhạc-trưỏng nào có phong cách biểu diễn hấp dẫn như thế, ngay cả trên TV của Mỹ!
Vậy mà ngày hôm sau Ông bị chú cán bộ Giáo dục gọi lên làm việc và thăm dò tư tưởng, vì cho rằng Ông chế biến như vậy là thiếu nghiêm túc và không tôn trọng lãnh tụ! Không biết cha Cao giảng dạy và soi rọi thế nào mà sau lần làm việc đó, thì bài hát kiểu cách nầy được cho phép trình diễn lại như xưa.
Cái gì chứ bị ghép vô cái diện Tư Tưởng là mệt lắm, như có một anh bạn tù làm trong phòng văn hoá của phân trại K5 nầy, chuyên kẻ chữ, viết khẩu hiệu mà cho màu lộn sao đó, hình như viền cái khung bằng màu đen, bị cùm biệt giam một tuần lễ!
Trở lại chuyện câu đối, ta cũng nên tìm hiểu sơ sơ một chút về kỷ thuật của câu đối, có vậy, ta mới thấy cái lý thú và thưởng thức được cái hay dở.
A/ Vế câu đối:
Một đôi câu đối gồm hai câu đi song song nhau, mỗi câu là một vế. Nếu câu ấy từ một người sáng tác gọi là vế trên và vế dưới. Nếu một người nghĩ ra một vế để, ngưòi khác làm vế kia thì gọi là vế ra (mình thưòng gọi là vế xuất ) và vế đối.
B/ Đối ý và đối chữ:
Đối ý: hai ý đối phải cân nhau mà đặt thành hai câu sóng nhau.
Đối chữ: phải xét hai phương diện thanh và loại.
- Về thanh: thanh bằng đối với thanh trắc và ngược lại.
- Về loại: Thực tự (hay chữ nặng như: trời, đất, cây...) phải đối với thực tự,
Hư tự (chữ nhẹ như: thì, mà, vậy, ru...) phải đối với hư tự. Danh từ phải đối với danh từ. Động từ phải đối với động từ; nếu vế đối này có đặt chữ Nho thì vế kia cũng phải đặt chữ Nho...

Những câu đối hay và khó:
Giai thoại về câu đối nhiều lắm, tôi xin ghi lại vài chuyện ; đôi câu, đối nhau thật chỉnh, để quý vị thưởng thức:
Bà Hồ xuân Hương trượt chân té ngã, để chữa thẹn và tức cảnh, bà bèn tả ngay cảnh trước mắt với hai câu đối:
Giơ tay với thử trời cao thấp.
Xoạc cẳng đo xem đất ngắn dài!
Ta thấy hai vế đối nhau chan chát từng thanh, từng chữ.
Còn về ông “thánh” Cao bá Quát chắc chúng ta hẳn còn nhớ chuyện nầy:
Hôm đó, trời nắng quá, Quát thấy trong mình nóng bức, bèn cởi quần áo xuống Hồ Tây tắm. Bất ngờ, Minh Mạng ngự chơi đền Trấn Võ. Lính cận vệ dẹp đường, phát hiện ra Quát dưới hồ bèn gọi lên. Quát giả đò sợ hãi không kịp mặc quần áo, cứ trần như nhộng xin chịu trói. Vừa lúc, kiệu vua xịch đến. Minh Mạng thấy thế cho là hỗn láo vô lễ thì quở mắng. Quát nói mình là học trò, thật tình không biết lối vua đi, xin vua tha tội. Vua bảo:
- Nếu ngươi là học trò, trẫm ra cho câu đối, đối được thì tha, bằng không phải phạt chục roi.
Nhân thấy dưới hồ có con cá lớn đuổi bắt cá bé, Minh Mạng tức cảnh đọc rằng:
-
Quát gãi đầu gãi tai xin vua có tha tội mới dám đối, Minh Mạng thuận cho. Ðược lời, Quát đối luôn:
-
Ngoài cái kỷ thuật rất chỉnh trong câu đối, lại còn thấy cái ý của ông là hơi cao ngạo, hạ thấp thứ bậc, xem Vua cũng ngang hàng như ông thôi: nên gọi ông Vua là người!
Người trói người, tức là Vua trói Cao Bá Quát đấy!
Rồi sau nầy,Cao bá Quát nổi loạn , bị bắt, trước khi bị xử trảm, ông vẫn còn buông được hai câu:
-
-
Trong lúc ấy phong thái ung dung, coi cái chết cận kề như… “ pha” , vẫn buông lời khinh mạn, thì chỉ có ông “thánh” Quát mới có mà thôi.

Những câu đối khó:
***
Nhớ theo như giai thoại kể rằng: Trong lúc bà Đoàn thị Điểm đang tắm, thì có một ông bạn trong làng văn đến chơi, và đòi vào, bà bèn xuất ra một câu “Da trắng vỗ bì bạch”, nếu đối được thì bà cho vào. (Ông ấy tôi không nhớ rõ là ai, dường như ông Chiêu Hổ, hay ông Cống Quỳnh gì đó!)
Bây giờ kẻ hậu bối bèn tưởng tượng ra và diễn tả lại cái cảnh ấy mong chư vị tiền bối thứ lỗi cho, nếu có điều gì vô tình thất lễ!
Ở Việt Nam ngày xưa, nhất là ở dưới nhà quê, ít có nhà nào xây cầu tắm ở ngoài nhà lắm! Đàn bà, con gái thường tắm lúc tối trời và hãy còn mặc áo quần, mà dùng cái gáo hay cái gàu đan bằng dừa nước, múc nước trong lu xối lên khắp người, chứ rất... rất hiếm có ai mà… “tô hô” ra, tắm rửa kỳ cọ cho thoải mái cả.
Thôi thì ở đây bà Đoàn, thuộc hàng nữ lưu khá giả, nên nhà có xây một cầu tắm phía ngoài vườn, vách được đóng ghép lại bằng từng miếng gỗ đứng (vách - bổ -kho) cao hơn khỏi đầu, dĩ nhiên có khe hở... tí nị, ở ngoài nếu không cố tình kê mắt sát khe mà... “ ròm”, thì chẳng thấy cái chi chi cả.
Xế trưa trời nóng nực, bà Đoàn ở nhà một mình và đang tắm! Bỗng ông Hổ ( hay ông Quỳnh) đến chơi. Tình cờ thấy vậy, nên cũng xin mở cửa phòng tắm cho vào!
Người ta đang tắm, mà ông đòi vào để chi vậy hông biết nữa???Thật là quá quắt.! Chắc trời nắng nghe bà Đoàn tắm, ông phát... “nực” theo, nên xin “tắm ké” chăng? Không ai biết điều đó cả! Tuy nhiên bà Đoàn nghe thấy đòi mở cửa cho vào, bà bèn chơi khăm ra câu đối:
- “Da trắng vỗ bì bạch”. Nếu đáp được thì cho vào!
Chỉ có mấy chữ thôi mà tiền bối phải dội ngược, đi vô bộ váng gỏ ở phòng khách ngồi mà nuốt nước miếng. Thật chí phải, chỉ có mấy chữ mà nghe không những tượng hình (da trắng) tượng thanh (bì bạch) mà còn cảm thấy nó kích thích chi lạ! Đã thế mà “cô nàng” lại chơi chữ trong đó nữa mới chết! Nầy nhé: Da tức Bì trong tiếng Hán, còn Trắng là Bạch, rồi ghép chung hai chữ “bì bạch” lại với nhau, thành ra âm thanh của tiếng vỗ nhè nhẹ vào da thịt nữa! Mà nói thêm, xin lỗi, quý bà xưa nay thường hay vỗ... lắm ạ!
Ông rịn mồ hôi trán, tìm mãi mà chưa ra câu đối lại, có khác nào cái chìa khoá mở cửa phòng tắm, rớt đâu đó mà ông nôn nao sốt ruột tìm hoài chưa thấy!
Thôi đành để dịp may bằng vàng, lững thững trôi đi. Tiếc cho ông và cũng tiếc cho hậu thế! Nếu không, thì ngày nay chúng ta có được một câu đối lại tuyệt cú rồi, phải không quý vị ?!
Đó là trên đất nước Việt Nam hằng bốn thế kỷ về trước, luật lệ hẳn là còn sơ sài hơn bây giờ. Chứ như trên đất Hoa Kỳ ngày nay thử coi; Ông bị te -tua ngay chứ chẳng phải chơi à! Chúng ta còn nhớ Ông Toà Tối Cao Thomas Clearance lúc ra điều trần ở Thượng Viện, thời kỳ Ông Tổng Bush cha không ?? Ông nầy bị bà giáo sư sử học tố cáo, từ cái thuở nào đó, đã xách nhiểu tình dục với bà (sexual harassment). Chỉ vì trong lúc tán tỉnh, hay rù rì tâm tình (hoặc trong lúc nào ai mà biết được chứ ?) ông đã khoe với bà ông có thanh “đoản kiếm” cở hạng number one, nói chỉ có vậy, mà còn một xí là bay mất cái ghế toà Tối Cao đó!! Còn đằng nầy Ông Hổ (hay Cống Quỳnh) mới là bạn bè mà… đòi kỳ cục như vậy, thì coi như “tiêu đời” là cầm chắc!
Trở lại vế ra của bà Đoàn:
- Da trắng vỗ bì bạch.
Đến nay ta có nghe mấy câu đối lại như:
-Rừng sâu mưa lâm thâm. (Rừng = lâm ; sâu=thâm )
- Trời xanh màu thiên thanh (Trời = thiên ; xanh = thanh )
Hoặc tôi có thấy trên internet khá lâu:
- Bảy Xanh la thất thanh
Kẹt trong câu nầy chữ Xanh là danh từ riêng (tên người) nên theo kỷ thuật đối thì xem như cũng chưa được chỉnh lắm !
Gần đây theo Thế Giới Mới có in câu:
- Tay sơ sờ tí ti … có thể coi được chăng?? Vì Tí cũng là tay mà tí ti là một chút xíu, tay sơ là còn trong sạch, nguyên vẹn. Nhưng chữ tí là tiếng Hán của tay, thì có hơi lạ tai, ít khi nghe!
Đó là những câu tôi được nghe qua cũng xin ghi lại để quý vị tường!
Rồi gần đây lại nghe thêm câu đối khó nữa :
*** < Gái Củ Chi chỉ cu hỏi củ chi ?? >
Phân tích câu nầy ta thấy:
Củ Chi là danh từ riêng chỉ một địa danh; Chỉ Cu là nói láy lại của danh từ riêng thành một động từ, và một danh từ có nghĩa là Chỉ (trỏ) con “kẹt”, mà cô gái ấy còn thơ ngây thơ không biết là gì, hỏi đó là cái củ chi (gì) vậy?? mà “củ chi” đứng cuối câu là lập y lại hai chữ đầu mà biến thành câu hỏi. Tóm lại vế ra chỉ có hai chữ Củ Chi mà đảo tới, đảo lui; lại thành một câu hỏi đầy đủ ý nghĩa và ngộ nghỉnh!
Tôi có thấy vài câu đối lại, thoạt nghe thì cấu trúc từa tựa như thế, nhưng chưa có câu nào được coi là gần gần “chỉnh” hết; cũng xin được ghi ra đây, cho vui:
< Trai Hàng Chuối chùi háng bảo hàng chuối >
…(miệng la bộ hạ tên là long)
Để kết thúc cho bài viết về Câu đối , tôi xin đưa ra thêm một câu để chư vị đôc giả động não tí chơi, hoặc ai có nghe qua rồi, xin đáp lại dùm. Đa tạ. Đa tạ!
Câu đó là:
***

Xin thưa trước, đây chỉ là một câu thuộc về văn chương thuần tuý, chứ người viết hoàn toàn không có một ẩn ý gì về chính trị, hay cá nhân Ông Kỳ gì cả. Mong quý vị hiểu cho.
Cua Đinh (Nov/23, 08)

No comments: